PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

Nhĩ châm là phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách sử dụng kim châm tại vị trí các kinh huyệt tương ứng với các bộ phận của cơ thể trên vùng loa tai.

Trước khi tiến hành nhĩ châm thì bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lý dựa vào những thay đổi ở loa tai bằng các phương pháp sau:

  • Quan sát loa tai có sự thay đổi màu sắc như đỏ hồng hoặc tái nhợt hoặc vùng da tương ứng trở nên xù xì, thô ráp.
  • Dùng que dò đầu tù để ấn vào vùng bất thường sẽ xuất hiện các phản ứng bệnh lý như cảm giác đau chói hoặc người bệnh khó chịu, nhăn nhó.
  • Đo điện trở: điện trở thấp hơn các vùng lân cận là đặc điểm chính của vùng phản ứng bệnh lý.

Bằng các phương pháp để xác định và chẩn đoán vùng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật nhĩ châm để điều trị.

3.Nhĩ châm diễn ra như thế nào?

Do cấu trúc vùng loa tai bao gồm da và sụn hoặc chỉ có 1 lớp cơ mỏng nên nhĩ châm sẽ khác so với châm cứu ở các vùng khác của cơ thể. Kỹ thuật nhĩ châm thực hiện như sau:

  • Cách nhĩ châm: Châm kim thẳng góc, sâu khoảng 0.1-0.2cm và chú ý không đâm xuyên qua sụn. Một số trường hợp có thể châm lệch góc 30-40° hoặc xuyên từ vùng này qua vùng khác.
  • Bệnh nhân khi nhĩ châm sẽ có cảm giác đau buốt, đỏ ửng vùng châm nhưng vẫn có thể chịu được.
  • Khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng của nhĩ châm thì có thể sử dụng phương pháp cài kim. Khi đó cần sử dụng loại kim đặc biệt (gọi là nhĩ hoàn) để cố định và cài đặt dễ dàng lên loa tai.
  • Một liệu trình nhĩ châm thường kéo dài 10-15 ngày, mỗi ngày nhĩ châm 1 lần. Tuy nhiên, việc kéo dài hay rút ngắn thời gian nhĩ châm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.

4.Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì?

Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày có thể điều trị theo phương pháp nhĩ châm

Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì là thắc mắc của nhiều người trước khi tiến hành phương pháp đặc biệt này. Một số chỉ định thông dụng của nhĩ châm bao gồm:

Việc nhĩ châm điều trị bệnh gì còn phụ thuộc vào cách xác định huyệt vị trước khi châm:

  • Lựa chọn huyệt nhĩ châm tương ứng với vùng bị bệnh trên cấu trúc loa tai. Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất, ví dụ như bệnh nhân đau cổ tay thì nhĩ châm huyệt tương ứng vùng cổ tay, đau dạ dày thì nhĩ châm huyệt ứng với vùng dạ dày…
  • Lựa chọn huyệt nhĩ châm theo các học thuyết phủ tạng của Y học cổ truyền. Ví dụ nếu bệnh liên quan đến xoang hay da thì nhĩ châm điểm tương ứng với phổi (phế) bởi vì phế khai khiếu ra mũi, chủ bì mao (da).
  • Lựa chọn huyệt nhĩ châm theo học thuyết kinh lạc. Ví dụ đau đầu vùng trán liên quan đến kinh Dương Minh Vị thì nhĩ châm điểm ứng với dạ dày; đau nửa đầu thuộc vùng chi phối kinh Thiếu Dương Đởm thì nhĩ châm điểm túi mật.
  • Chọn huyệt theo bệnh học Y học hiện đại. Nhĩ châm những huyệt được đặt tên theo tên y học hiện đại như vùng dưới vỏ, điểm giao cảm, thượng thận hoặc nội tiết.
Các huyệt nhĩ châm
Hình ảnh các huyệt nhĩ châm
  • Chọn huyệt nhĩ châm dựa theo chức năng của huyệt. Ví dụ: điểm chẩm là một điểm quan trọng để sử dụng điều trị chóng mặt.
  • Chọn huyệt nhĩ châm theo phản ứng nhạy cảm bằng cách sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán như: nhìn, sờ nắn và các máy dò huyệt để tìm những điểm nhạy cảm cần điều trị.

5.Một số tai biến xảy ra khi nhĩ châm

Chảy máu sau khi rút kim nhĩ châm: Đây là tai biến đơn giản do kim đâm vào mạch máu, xử trí bằng cách dùng bông khô, vô khuẩn đè ép tại chỗ chảy máu.

Vựng châm với các dấu hiệu như người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu. Để phòng tránh vựng châm thì thầy thuốc nên cho bệnh nhân nằm, nghỉ ngơi trước khi nhĩ châm 15 phút, tránh tạo tâm lý căng thẳng mà nên cho bệnh nhân thoải mái, thao tác nhĩ châm không mạnh bạo và đột ngột.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về về sức khỏe có thể liên hệ với chúng tôi ĐÔNG Y HẠNH PHÚC với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn khám và ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Địa chỉ :Số 46, Đường Điện Biên Phủ, Phường Vĩnh Hòa, Thành phố Nha Trang.

Điện thoại liên hệ: 0932.778.661

 

 

Bài viết liên quan

PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỄ

Th12

2021

15

PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỄ

15/12/2021

 I. Đại cương: Chích lể là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của ông cha ta đã xuất hiện trước so với châm cứu và có tác dụng chính là làm giảm đau tại chỗ và còn làm giảm sốt Phương cách trị liệu này là dùng vật sắc nhọn sạch, vô trùng như […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP NGÂM THUỐC

Th12

2021

15

PHƯƠNG PHÁP NGÂM THUỐC

15/12/2021

I Đại cương: Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

Th12

2021

15

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

15/12/2021

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền nói riêng. Đây là phương pháp châm cứu điều trị bệnh rất được ưa chuộng của các thầy thuốc vì nó đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả điều […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP CỨU NGẢI

Th11

2021

25

PHƯƠNG PHÁP CỨU NGẢI

25/11/2021

Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cứu bao gồm cứu trực tiếp, cứu gián tiếp. Cứu gián tiếp […]

Đọc thêm