PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỄ

 I. Đại cương:

Chích lể là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của ông cha ta đã xuất hiện trước so với châm cứu và có tác dụng chính là làm giảm đau tại chỗ và còn làm giảm sốt

Phương cách trị liệu này là dùng vật sắc nhọn sạch, vô trùng như kim tiêm châm xuyên qua da, nơi nào đó của cơ thể sao cho chảy máu.

1. Cơ sở lý luận của phương pháp trị liệu bằng chích lể:

Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc làm cho mọi hoạt trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.

Trong y văn cổ có câu “thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu thông thì cơ thể không đau. Khí huyết không thông ở nơi nào đó gọi là khí huyết ứ trệ. Phương pháp chữa trị là phải làm khí lưu chuyển, huyết ứ tan ra (hành khí hoạt huyết khử ứ). Tùy vị trí ứ cho các dấu hiệu bệnh chứng khác nhau như ứ ở ngực, bụng gây cơn đau lói tức ngực, đau bụng (gặp trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu mạc treo…), ứ ở tay chân tạo ra cảm giác tê, đau nhức (gặp trong phần lớn sang chấn, viêm nhiễm gây tắc mạch chi).

Y học cổ truyền quan sát huyết ứ và luận theo kinh mạch nào đó có chức năng và chi phối vùng nào bị bệnh, qua đó tìm ra huyệt trên kinh mạch ấy mà tác động. Chích lể nặn máu là phương cách giải quyết nhanh nhất, theo ghi nhận lâm sàng, nó có khả năng làm giảm đau nhanh hơn thuốc nhất là dạng đau khu trú có điểm cụ thể.

Luận về hình thái cấu trú kinh mạch có đầu tận ngón tay, đón dương khí của trời và đầu tận ngón chân đón địa khí của đất nhằm nuôi dưỡng con người. Chính ở nơi “con đường cùng” là các đầu ngón tay chân (điểm cuối cùng cơ thể , xa tim nhất) do tác động lục khí bên ngoại (phong hàn thử thấp táo hỏa) hay bên trong (hỷ nộ ái ố…) người ta có nhận định dễ bị tắc nghẽn nhất, nếu được khai thông đúng sẽ giải quyết được vô số bệnh tật thuộc chứng huyết ứ.

Ngày nay khi nhận định dấu chứng thể hiện bệnh nhiều người khó phân biệt có huyết ứ hay không huyết ứ mà đụng chứng đau nào cũng chích lể ra máu là đã đi sai với tinh thần phép trị Y học cổ truyền hiệu quả theo đó khó đạt.

Chích lể có cơ sở khoa học đáng nhìn nhận giải quyết tốt những triệu chứng đau nhức do nhiều nguyên nhân

– Nguyên nhân cơ học: như va chạm tạo ra máu bầm ứ dưới da, khoang cơ gây chèn ép thần kinh cơ, gây đau.

– Nguyên nhân do các chất trung gian tích tụ trong quá trình chuyển hóa nội tại của cơ thể như acid lactic, ure…

– Tắc mạch do huyết khối, viêm cơ chèn ép mạch, stress căng thẳng…

2. Chỉ định:

– Đau nhức cố định, khu trú ở cơ, khớp, trên cơ thể; thuốc giảm đau đôi khi không hiệu quả. Có thể kèm sưng cứng hoặc không.

– Tê cứng vùng cơ chi như tay chân, cảm giác tăng khi trời lạnh, vận động hay xoa bóp nóng có chiều hướng giảm.

– Dị cảm, kiến bò châm chích ở da hay cơ nông.

– Đầu ngón tay, chân cảm giác tê, sờ thấy lạnh so vùng gần đó, sắc da đỏ nhợt hay tím bầm.

– Hiện tượng biến dưỡng da lông khi xảy ra lâu ngày, có thể cơ chi yếu khi vận động trong sinh hoạt bình thường.

– Sốt cao co giật

3. Chống chỉ định chích lể:

– Cơ thể suy nhược thiếu máu.

– Đang mắc phải sốt xuất huyết hay nghi ngờ sốt xuất huyết

– Bệnh di truyền máu không đông.

– Vùng da bị tổn thương, viêm tấy như phỏng, nhọt…

– Người bệnh có tâm lý sợ, không hợp tác

– Suy giãn tĩnh mạch nông chân

II. Kỹ thuật tiến hành:

1. Dụng cụ chuẩn bị:

– Vật sắc nhọn vô trùng: kim tiêm, kim châm cứu, dao giải phẫu…

– Bông gòn sạch khô

– Bông sát trùng

2. Thao tác và kỹ thuật chích lể:

– Lựa chọn điểm: huyệt, ngay nơi đau hoặc giữa đầu ngón tay, chân…

– Đánh dấu sát trùng

– Chọc kim nhanh qua da độ sâu tùy vùng trung bình 1-3mm

– Nặn máu, mỗi điễm chích lể nặn từ 15-20 lần thấm bằng gòn khô.

– Mỗi lần chích không quá 10 điểm.

Trong các nguyên nhân này chích lể có giá trị tác dụng nhất dạng huyết ứ do tích tụ chất chuyển hóa trong các ngỏ ngách vùng cơ xa tim bị kẹt lại, không theo máu đào thải mà ở lại kích thích vào đầu tận thần kinh gây đau nhức khó chịu, dị cảm kiến bò, tê mỏi và thậm chí gây yếu cơ chi.

Ngoài ra sang chấn máu ứ khoang cơ dùng kỹ thuật lưu dẫn.

Bài viết liên quan

PHƯƠNG PHÁP NGÂM THUỐC

Th12

2021

15

PHƯƠNG PHÁP NGÂM THUỐC

15/12/2021

I Đại cương: Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

Th12

2021

15

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

15/12/2021

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền nói riêng. Đây là phương pháp châm cứu điều trị bệnh rất được ưa chuộng của các thầy thuốc vì nó đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả điều […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP CỨU NGẢI

Th11

2021

25

PHƯƠNG PHÁP CỨU NGẢI

25/11/2021

Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cứu bao gồm cứu trực tiếp, cứu gián tiếp. Cứu gián tiếp […]

Đọc thêm
PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

Th11

2021

25

PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

25/11/2021

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ, là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống, là kỹ thuật cao của châm cứu Việt Nam. Giới thiệu phương pháp […]

Đọc thêm